Say rượu phạm tội được quy định tại Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, người nào có hành vi phạm tội trong lúc say rượu thì tùy vào mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đồng thời phải bồi thường thiệt hại do họ gây ra đối với người khác (nếu có).
Theo quy định tại điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 về các tình tiết giảm nhẹ thì việc phạm tội trong say rượu, bia không được coi là tình tiết giảm nhẹ nào.
Say rượu phạm tội còn là tình tiết tăng nặng trong một số tội cụ thể:
Hành vi này không được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhưng đối với một số tội danh thì việc phạm tội trong tình trạng say rượu lại được coi là tình tiết tăng nặng, chẳng hạn như sau:
1) Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015)
Người nào phạm tội này trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định thì người phạm tội bị phạt tù từ 03 – 10 năm.
2) Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 267 Bộ luật Hình sự 2015)
Người nào phạm tội này trong tình trạng sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định cũng bị phạt tù từ 03 – 10 năm.
3) Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy (Điều 272 Bộ luật Hình sự 2015).
————————————————————————————————————————————————————
