Dịp Tết lì xì con của Sếp 20 triệu có bị coi là đưa hối lộ?

1.Lì xì dịp Tết:

Lì xì dịp Tết cũng là một nét văn hóa mỗi dịp tết đến xuân về, tuy nhiên những bao lì xì không chỉ thể hiện lời chúc và nét văn hóa người Việt Nam mà đôi khi còn mang theo những động cơ bên trong từ cả phía người tặng và người nhận. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện tại, rất nhiều người lợi dụng câu chuyện biếu quà Tết để thực hiện các hành vi đưa và nhận hối lộ một cách tinh vi.

Để xác định xem việc lì xì con của Sếp 20 triệu đồng dịp Tết có vi phạm pháp luật không thì trước tiên cần xác định thế nào bị coi là hành vi đưa hối lộ.

2. Đưa hối lộ là gì:

Đây là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc bất kì lợi ích phi vật chất nào cho người có chức vụ, quyền hạn để người này làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của bản thân.                              

Hành vi khách quan của tội đưa hối lộ là người đưa hối lộ đã có hành vi “đưa” của hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn. Hành vi đưa của hối lộ có thể được thực hiện một cách trực tiếp hoặc có thể gián tiếp qua trung gian.

Hành vi này được quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 về khung hình phạt tùy giá trị và hành vi thực hiện sẽ có khung hình phạt thấp nhất thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm và cao nhất bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

3.Lì xì cho con của Sếp ngày Tết có bị coi là hối lộ không?

Theo quy định trên, việc nhận quà lì xì dịp Tết dù trực tiếp hay gián tiếp vẫn có thể bị coi là hành vi nhận hối lộ nếu người có chức vụ, quyền hạn nhận quà và lợi dụng chức vụ, quyền hạn của chính mình với mục đích thực hiện công việc theo yêu cầu của người tặng quà (lì xì). Bên cạnh đó, mục đích của việc tặng bản chất là nhằm mang tới những sự ưu ái, hoặc những lợi ích không chính đáng, hoặc được bỏ qua sai phạm…cho người tặng quà (lì xì), hoặc tổ chức cá nhân khác theo mong muốn của người tặng quà (lì xì).

Tuy nhiên nếu người nhận lì xì (gián tiếp hoặc trực tiếp) có chức vụ, quyền hạn không liên quan trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người đưa hối lộ nhưng có thỏa thuận mục đích đưa và nhận để làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người lì xì thì người nhận không coi là tội nhận hối lộ mà phạm vào tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi..  

4. Các nội dung cần lưu ý:

– Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015.

– Người bị ép buộc mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

-Người tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

——————————————————————————————————————————————————————-

LUẬT SƯ TỈNH BẾN TRE – TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ
☎️ HOTLINE (ZALO): 0359 105 102

Email: lsvothanhden@gmail.com

Website: www.phaplymekong.vn

Mã số thuế: 1301127280

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *